Du lịch Gia Lai
Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
LÀNG DU LỊCH PLEI ỐP
Làng du
lịch Plei Ốp
Là làng người Jrai nằm ở trung tâm thành phố Pleiku, Plei Ốp có nhiều tiềm năng về du lịch. Từ phố vào làng chỉ mất vài phút đi bộ nhưng không gian thoáng đãng và bình yên đến lạ. Dân làng nơi đây bảo tồn được nhiều nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này suối Giọt và cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Nhà Rông truyền thống với mái lá tranh đồ sộ là nơi sinh hoạt chung của dân làng. Tuy là làng trong phố nhưng Plei Ốp vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của người Jrai với nhiều đội cồng chiêng trẻ luôn sẵn lòng chào đón du khách.
THẦN VUA LỬA - TRUYỀN THUYẾT GIỮA ĐỜI THƯỜNG
THẦN
VUA LỬA - TRUYỀN THUYẾT GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Trong đời sống tinh thần của người dân tộc Jrai, thần Vua Lửa đóng vai trò rất quan trọng. Trong quan niệm của cư dân Tây Nguyên, các Vua Lửa là người sở hữu chiếc gươm thần và là người duy nhất liên hệ được với các đấng thần linh cầu mưa cho mùa màng tươi tốt.
Ngày nay, du khách muốn tìm hiểu về chiếc gươm thần, về vị Vua Lửa hãy đến với làng Plei Ơi (còn gọi là làng Vua). Làng đã được bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1993. Nếu có dịp đến Gia Lai vào tháng tư hoặc những tháng hạn, du khách sẽ được xem buổi lễ cầu mưa và khám phá thêm nhiều điều thú vị về tín ngưỡng dân tộc Jrai.
NHÀ LAO PLEIKU
NHÀ
LAO PLEIKU
Nhà lao Pleiku, đường Thống Nhất, phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, cách Bưu Điện tỉnh khoảng 100m. Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng từ năm 1925 để giam giữ tù thường phạm. Sau này, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chúng dùng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị. Tại đây, chúng đã áp dụng nhiều hình thức tra tấn dã man. Sáng ngời ý chí cách mạng, các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ vẫn kiên cường tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao.
Ngày nay, Nhà lao Pleiku còn lưu giữ nhiều hình ảnh, hiện vật của những nhà yêu nước, những tù chính trị bị giam cầm. Năm 1994, Nhà lao Pleiku đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử.
TÂY SƠN THƯỢNG ĐẠO
TÂY
SƠN THƯỢNG ĐẠO
Tây Sơn Thượng đạo là một quần thể di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận vào năm 1991. Quần thể gồm 6 cụm di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ bùng nổ năm 1771 như: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòn đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, Kho tiền - Nền nhà ông Nhạc, thuộc địa bàn thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đak pơ, Kông Chro tỉnh Gia Lai.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, khu di tích xưa vẫn còn lưu lại những dấu tích oai hùng. Hiện nay, công trình đang được trùng tu, tôn tạo. Tương lai, nơi đây sẽ trở thành nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian gắn liền với phong trào Tây Sơn và tinh thần yêu nước của dân tộc.
HỒ AYUN HẠ
HỒ
AYUN HẠ
Nơi
du
thuyền
trên
sông
Hồ
Ayun
Hạ cách
thành
phố
Pleiku
70 km về
phía
Đông
Nam (thuộc
xã
Chưa
A Thai - huyện
Phú
Thiện).
Hồ
hình
thành
khi
dòng
sông
Ayun
được
chặn
lại
vào
đầu
năm
1994, để
khởi
công
xây
dựng
công
trình
thủy
lợi
Ayun
Hạ
và
hoàn
thành
vào
năm
2002. Ngoài
tác
dụng
cung
cấp
nước
tưới
cho
13.500 ha lúa
nước,
còn
là
hồ
cung
cấp
nguồn
thủy
năng
lớn
ở khu
vực,
nhà
máy
thủy
điện
Ayun
Hạ
đã
được
xây
dựng
đã
được
hòa
điện
vào
lưới
điện
quốc
gia
với
2 tổ
máy
đi
vào
hoạt
động
có
công
suất
2.700KW.
Hồ
Ayun
Hạ
còn
là
nơi
cung
cấp
nguồn
thủy
sản
lớn
cho
khu
vực
các
huyện
phía
đông
nam
Gia
Lai và
TP Pleiku.
Ngoài
ra,
mặt
hồ
còn
là
nơi
tổ
chức
các
hoạt
động
thể
thao
dưới
nước,
tổ
chức
các
đội
tàu,
thuyền
phục
vụ
khách
du lịch
tham
quan,
dã
ngoại
ngắm
cảnh
ven
hồ.
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON JA RĂNG
KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON JA RĂNG
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng thuộc khu rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng có diện tích 16.000ha. KonJaRăng và KonKaKinh được xem là biểu tượng bảo tồn thiên nhiên ở Ðông Trường Sơn. Rừng ở đây nhiều tầng, thảm thực vật xanh tốt quanh năm, có nhiều loại gỗ quý. Đặc biệt, điều kiện sinh thái ở đây khá thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của các loại động vật như: voi, bò tót, chồn dơi, mèo gấm, sói đỏ, vượn đen... Khu bảo tồn KonJaRăng có vai trò phòng hộ đầu nguồn của sông Kôn. Hiện nay, Gia Lai đang có kế hoạch phát triển khu bảo tồn này trở thành một khu du lịch sinh thái mang ý nghĩa quốc gia và mang tầm quốc tế. Với những chương trình hành động thiết thực, khi khu du lịch sinh thái KonJaRăng được đưa vào phục vụ sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)